Gỗ MFC, MDF và HDF là 3 loại gỗ công nghiệp được ứng dụng phổ biến nhất trong các sản phẩm nội thất trên thị trường hiện nay. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu 3 loại gỗ này.

1. Gỗ công nghiệp MFC

Định nghĩa

Gỗ MFC là chữ viết tắt của Melamine Face Chipboard, có nghĩa là Ván gỗ dăm (OSB, PB, WB, gỗ okal) phủ Melamine. Melamine ở đây được hiểu là một loại giấy giả vân gỗ hoặc màu trơn, được tráng keo. Sau đó dùng máy ép nhiệt để ép dính giữa giấy và ván gỗ.

Cách sản xuất

Nguyên liệu làm nên gỗ công nghiệp MFC đó là các loại gỗ tận dụng hoặc gỗ trồng có thời gian thu hoạch ngắn ngày như keo, bạch đàn, cao su,… Sau khi thu hoạch gỗ về, người ta sẽ băm nhỏ các cây gỗ này thành các dăm gỗ. Sau đó kết hợp với các công đoạn nhe keo, ép để tạo độ dày cho miếng gỗ mà không phải sử dụng gỗ vụn hay tạp chất như nhiều người lầm tưởng. Để bề mặt sáng bóng và có nét đẹp riêng, người ta tráng lên trên bề mặt một lớp Melamine để bảo vệ chống trầy xước, chống thấm nước.

Ứng dụng

Gỗ MFC là loại gỗ có ứng dụng cực kỳ rộng rãi, đặc biệt là trong lĩnh vực nội thất với hơn 80 % đồ gỗ nội thất gia đình và văn phòng hiện nay sử dụng gỗ MFC làm nguyên liệu. Nguyên nhân của sự ưa chuộng này là bởi  vì giá cả loại gỗ này rất hợp lý. Bên cạnh đó màu sắc của MFC vô cùng đa dạng và phong phú. Có khoảng 80 màu từ đen, trắng, xám nhạt, xám chì cho đến tất cả các màu vân gỗ hay các màu vân gỗ hiện đại…

Gỗ MFC có hai loại là MFC thường và MFC lõi xanh chịu ẩm. Đối với nội thất văn phòng và nhà ở thì chỉ cần sử dụng gỗ MFC loại tiêu chuẩn, còn đối với những không gian, khu vực ẩm ướt như tủ bếp, vách ngăn vệ sinh, nhà tắm… thì nên sử dụng loại MFC có khả năng chống ẩm để đảm bảo tuổi thọ của sản phẩm. Đương nhiên loại gỗ MFC chống ẩm sẽ có giá thành cao hơn.

Gỗ MFC (Gỗ Okal)

 2. Gỗ công nghiệp MDF

Định nghĩa

Gỗ MDF là chữ viết tắt của cụm từ Medium Density Fiberboard. Đây là một loại gỗ kỹ thuật được chế tạo bằng cách phá vỡ phần còn lại của gỗ cứng hoặc gỗ mềm thành các sợi gỗ, thường trong máy tách sợi, kết hợp nó với sáp và chất kết dính nhựa, và tạo thành tấm bằng cách áp dụng nhiệt độ và áp suất cao. Tấm gỗ MDF thường dày đặc hơn ván ép.

 Cách sản xuất

Gỗ công nghiệp MDF được làm từ các loại gỗ vụn, nhánh cây.. Sau đó cho vào máy đập nhỏ ra, sau đó dược đưa vào máy nghiền nát ra, lúc này gỗ chỉ là các sợi gỗ nhỏ cellulo. Các sợi gỗ này được đưa qua bồn rữa trôi các tạp chất, khoáng chất nhựa… Sau đó đưa vào máy trộn keo + bột sợi gỗ (cellulo) + chất kết dính + parafin wax + chất bảo vệ gỗ, bột độn vô cơ.

Hiện nay quy trình sản xuất gỗ công nghiệp MDF có 2 dạng: Quy trình khô và quy trình ướt, mỗi dạng có những ưu nhược điểm riêng và tùy vào việc đầu tư máy móc, công nghệ mà các nhà sản xuất lựa chọn một quy trình hợp lý nhất.

Ứng dụng

Gỗ MDF có thể dùng để sản xuất tất cả các món đồ nội thất trong gia đình. Có thể kể đến như: bàn trà, kệ tivi, vách trang trí, cửa ngăn phòng, giường ngủ, tủ kệ các loại. Giá thành nội thất đóng bằng gỗ MDF rẻ hơn rất nhiều so với gỗ tự nhiên. Ngoài ra 1 biến thể của gỗ mdf đó chính là gỗ HMR chống ẩm thường dùng để làm tủ bếp hoặc tủ lavabo.

Gỗ MDF lõi xanh

 3. Gỗ công nghiệp HDF

Định nghĩa

Gỗ HDF về bản chất là giống với gỗ công nghiệp MDF nhưng được nén dưới áp suất cao hơn. Tấm gỗ HDF hay còn gọi là tấm ván ép HDF là từ viết tắt của từ High Density Fiberboard. Được dịch từ tiếng Anh-Hardboard, còn được gọi là tấm sợi mật độ cao, là một loại ván sợi, là một sản phẩm gỗ được chế tạo. Nó được sử dụng trong đồ nội thất và trong ngành xây dựng.

Cách sản xuất

Quy trình tạo nên gỗ HDF diễn ra như sau: Nguyên liệu bột gỗ được lấy từ nguyên liệu sản xuất sản phẩm nội thất là gỗ tự nhiên rừng trồng nguyên khối: Luộc và sấy khô trong môi trường nhiệt độ cao, từ 1000 C – 2000C. Gỗ được xử lý hết nhựa và sấy khô hết nước, với dây chuyền xử lý hiện đại và công nghiệp hoá hoàn toàn. Bột gỗ được xử lý kết hợp với các chất phụ gia làm tăng độ cứng của gỗ, chống mối mọt, sau đó được ép dưới áp suất cao (850-870 kg/cm2) và được định hình thành tấm gỗ HDF có kích thước 2.000mm x 2.400mm, có độ dày từ 6mm – 24mm tùy theo yêu cầu.

Ứng dụng

Gỗ HDF được sử dụng cho đồ nội thất trong nhà và ngoài trời như tấm tường, vách ngăn phòng, cửa ra vào,… Với công nghệ chống ẩm ở biến thể gỗ HDHMR và khả năng chống mối mọt tốt. Thì gỗ HDF còn được sử dụng rộng rãi làm nguyên liệu sản xuất gỗ lát sàn nhà (ván lát sàn gỗ công nghiệp).

Hiện nay gỗ công nghiệp được ứng dụng trong hầu hết các thiết kế nội thất bởi tính thân thiện với môi trường (không phải tàn phá những cánh rừng để lấy gỗ). Cũng như giá thành nội thất từ gỗ công nghiệp hợp lý. Việc ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất gỗ công nghiệp đã đáp ứng những yêu cầu cao về chất lượng, tính thẩm mỹ cho các sản phẩm. Nếu quý khách có nhu cầu đóng nội thất đừng ngại gọi ngay xưởng mộc hố nai của chúng tôi nhé.