Gỗ HDF có tốt không khi mà số lượng sử dụng ngày càng cao? Như chúng ta biết HDF được tạo thành bởi 80-85% chất liệu là gỗ tự nhiên, còn lại là các phụ gia làm tăng độ cứng và kết dính cho gỗ. Hầu hết đều sử dụng lại lõi gỗ hdf đạt tiêu chuẩn E1, đây là tiêu chuẩn đảm bảo lõi gỗ có đủ độ cứng, bền. Và có nguồn gốc tự nhiên, không có hại cho sức khoẻ. Lõi gỗ có thể là màu xanh hoặc màu trắng tuỳ thuộc vào nguồn nguyên liệu đầu vào. màu của lõi gỗ không ảnh hưởng gì tới chất lượng của lõi gỗ.
1. Gỗ HDF là gỗ gì
Gỗ HDF là một sản phẩm ván ép công nghiệp có tên gọi đầy đủ là High Density Fiberboard. Loại gỗ này được phát triển dựa trên cơ sở khắc phục nhiều nhược điểm của các loại gỗ ván dăm như MDF, MFC và nâng cao chất lượng hơn cho cốt gỗ. Gỗ sợi HDF đem lại tính bền bỉ và khả năng chịu lực với mật độ cao. Gỗ ép công nghiệp HDF được cấu tạo từ 80% – 85% gỗ tự nhiên (ví dụ như cao su, tràm). Tận dụng những nguyên liệu vụn gỗ thừa, cành cây, ngọn cây và các loại gỗ tái sinh ngắn ngày làm nguyên liệu chính, cấu thành cốt gỗ tấm. Sau khi được luộc, bột gỗ sẽ được sấy khô trong điều kiện nhiệt độ 1000oC – 2000oC để xử lý hết nhựa và nước. HDF thường sẽ được ép dưới áp suất 850 – 870 kg/cm2 để định hình tấm gỗ HDF với kích thước 2000mm x 2400mm, độ dày 6mm – 24mm hoặc các kích thước khác theo nhu cầu sử dụng. Các tấm ván gỗ HDF đã xử lý bề mặt được đưa sang dây chuyền cắt theo các kích thước đã định sẵn, rồi phủ thêm lớp tạo vân gỗ cùng lớp phủ bề mặt.
2. Quy trình sản xuất gỗ hdf
Nguyên liệu bột gỗ dùng làm hdf được lấy từ nguyên liệu sản xuất sản phẩm nội thất là gỗ tự nhiên rừng trồng nguyên khối, luộc và sấy khô trong môi trường nhiệt độ cao từ 1000C – 2000C. Gỗ được xử lý hết nhựa và sấy khô hết nước, với dây chuyền xử lý hiện đại và công nghiệp hoá hoàn toàn, Gỗ được đảm bảo chất lượng cao và thời gian xử lý nhanh. Bột gỗ được xử lý kết hợp với các chất phụ gia làm tăng độ cứng của gỗ, chống mối mọt, sau đó được ép dưới áp suất cao (850-870 kg/cm2) và được định hình thành tấm gỗ HDF có kích thước 2.000mm x 2.400mm, có độ dày từ 6mm – 24mm, ngoài ra có kích thước khác tùy theo yêu cầu.
Các tấm ván HDF sau khi đã được xử lý bề mặt sẽ được chuyển sang dây chuyền cắt theo kích thước đã được thiết kế định hình, cán phủ lớp tạo vân gỗ và lớp phủ bề mặt, lớp phủ bề mặt thường được làm bằng Melamine Resin kết hợp với sợi thủy tinh tạo nên một lớp phủ trong suốt, giữ cho màu sắc và vân gỗ luôn ổn định, bảo vệ bề mặt.
3. Ứng dụng gỗ HDF trong nội thất
Gỗ HDF là giải pháp tuyệt vời cho đồ nội thất trong nhà và ngoài trời, tấm tường, đồ nội thất, vách ngăn phòng, và cửa ra vào. Do tính ổn định và mật độ gỗ mịn nên làm sàn gỗ rất tốt. Gỗ HDF là bước đột phá mang tính cách mạng trong công nghiệp sản xuất và xử lý gỗ. HDF được sử dụng rộng rãi làm gỗ lát sàn nhà (ván lát sàn gỗ công nghiệp) và cửa đi. Cửa gỗ phòng ngủ làm bằng chất liệu HDF đã thành chuẩn mực cửa thông phòng trong các công trình công nghiệp và dân dụng ở các nước tiên tiến như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản… và đặc biệt đã đang dần phát triển mạnh ở Việt Nam.
Trên thực tế, gỗ công nghiệp HDF còn được ứng dụng trên rất nhiều khía cạnh trong cuộc sống. Chúng có thể được sáng tạo trở thành nhiều vật dụng hữu ích dựa trên nhu cầu của người dùng. Dù có được ứng dụng làm vật dụng nào thì chúng ta cũng không thể phủ nhận độ bền chắc và chất lượng cao cấp của loại gỗ công nghiệp này mang lại. Hy vọng, qua bài viết này bạn sẽ có thêm thông tin bổ ích về các loại gỗ công nghiệp.